Thứ Tư, 1 tháng 4, 2009

Long An

Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu Kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hóa Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - Văn hóa Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1đến kỷ thứ 7.

Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam, Chân Lạp
. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Đến đời vua Minh Mạng, Nhà Nguyễn
đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Trường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi chiếm trọn Nam Kỳ người Pháp đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh. Trong đó, tỉnh Gia Định tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Tây Ninh, Chợ Lớn; tỉnh Định Tường được tách ra làm 3 tỉnh mới là Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An, Chợ Lớn và một phần Sa Đéc.

Hiện nay, dù xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

Phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười
, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông
chảy qua Long An.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

thanks for you! ^^